[Review] mụn từ đâu mà có ? Cách trị mụn dức điểm? Trị mụn sưng đỏ tại nhà

[Review] mụn từ đâu mà có ? Cách trị mụn dức điểm? Trị mụn sưng đỏ tại nhà


mụn từ đâu mà có 

Mụn là bệnh lý da phổ biến, là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Trong đó, nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance). Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

Tìm hiểu lý do khiến da bạn bị mụn không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng mụn mọc thêm trên da mà còn là yếu tố quan trọng giúp điều trị mụn dứt điểm. Vì thế trước khi tiến hành điều trị mụn thì bạn nên hiểu rõ tại sao mình bị mụn để từ đó có được giải pháp thích hợp nhất nhé! Nào, hãy cùng Alocares.com tìm ra những nguyên nhân chính gây mụn cho làn da của bạn.


Hormone (Hooc-mon)

Khi hormone trong cơ thể thay đổi, tuyến bã nhờn thường hoạt động mạnh hơn, gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến tình trạng mụn. Loại mụn này thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, chu kì kinh nguyệt và mãn kinh, vì đó là lúc lượng hormone bị xáo trộn nhiều nhất.

Phụ nữ thường gặp phải loại mụn này nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể gặp mụn do nội tiết tố, tăng sinh testosterone.

Stress và giấc ngủ

Stress có thể tàn phá da và khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Nhưng không có nghĩa là cứ stress là bị nổi mụn ngay, stress kéo dài dẫn đến việc hormone không cân bằng và thế là mụn lại xuất hiện.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, không chỉ đối với làn da của bạn, mà còn đối với cơ thể. Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và giải độc. Giống như stress, giấc ngủ có thể không trực tiếp gây ra mụn, nhưng thiếu ngủ có thể góp phần gây ra mụn nhiều hơn đấy nhé.

Chế độ ăn uống

Ăn uống quá nhiều đồ nóng, hay dầu mỡ sẽ có thể khiến mụn xuất hiện. Quá nhiều đường, rượu, caffeine,….có thể làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Hoặc dị ứng với thực phẩm như hải sản, thịt bò, sữa,…. Để ngăn chặn tình trạng mụn thì phải hiểu rõ lịch sinh hoạt ăn uống của mình nhé các bạn.

Di truyền

Nếu ba, mẹ bạn bị mụn nhiều thì rất có thể bạn cũng gặp tình trạng này. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.

Các vấn đề sức khoẻ

Các vấn đề sức khoẻ cơ bản cũng có thể gây ra mụn. Hoạt động dạ dày không tốt, không thể lọc hết chất độc ra ngoài. Khi đó, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, các bệnh về tuyến giáp, PCOS, đái tháo đường…cũng có thể làm da nổi mụn.

Sử dụng mỹ phẩm

Là loại mụn mà bạn gặp phải khi sử dụng sản phẩm mới, không hợp hay da quá nhạy cảm mà kích ứng hoặc các sản phẩm có thành phần làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Có thể là từ các sản phẩm trang điểm, kem chống nắng, kem dưỡng da…

Các tác nhân từ bên ngoài

Vi khuẩn, ánh nắng, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.

Chăm sóc da sai cách

Mụn xuất hiện cũng có thể liên quan đến cách chăm sóc da, chẳng hạn như quên tẩy trang sau khi trang điểm hoặc dùng kem chống nắng không đúng cách, không tẩy tế bào chết cho da gây bít tắc lỗ chân lông…

1. Mụn trứng cá bọc là gì?

Mụn trứng cá bọc là tình trạng mụn nổi cao trên bề mặt da, xung quanh có quầng viêm. Ban đầu, nó mọc riêng lẻ thành các nốt mụn nhỏ và cứng, ửng đỏ và sưng tấy trên da. Về sau, mụn bắt đầu lớn dần và liên kết thành từng mảng, hình thành mủ, có máu bên trong gây nhức nhối khó chịu. Chúng xuất hiện nhiều trên mặt, nhất là mũi và cằm, vai, cổ, lưng, da đầu…

Mụn trứng cá bọc ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da

Mụn trứng cá bọc ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da (Ảnh: Internet)

Thương tổn do mụn trứng cá bọc gây ra ăn sâu vào lớp trung bì của da. Nó dễ để lại vết thâm, sẹo, khiến lỗ chân lông to ra. Đây là loại mụn “cứng đầu” nhất trong các loại mụn trứng cá bởi nó thuộc dạng viêm nhiễm nặng trên da.


2. Nguyên nhân  gây mụn trứng cá bọc?

Nhiều người do chưa hiểu mụn trứng cá bọc là gì, hình thành ra sao nên xử trí sai cách. Điều này khiến tình trạng bội nhiễm càng dễ xảy ra. Loại mụn này hình thành trên cơ chế của sự tăng tiết bã nhờn trên da kết hợp với bụi bẩn và tế bào da chết tích tụ làm lỗ chân lông bị bịt, nhân mụn hình thành, khi bị vi khuẩn P.acnes xâm nhập sẽ gây viêm và xuất hiện mụn trứng cá bọc.

Các chuyên gia y tế cho rằng những tác nhân sau chính là điều kiện thúc đẩy mụn trứng cá bọc hình thành.

2.1. Rối loạn chức năng bài tiết trong cơ thể

Rối loạn hệ bài tiết khiến cho hoạt động đào thải bã nhờn không được thực hiện, bị tắc nghẽn và không thể giải thoát khỏi bề mặt da. Tình trạng này kéo dài làm cho các chất bã nhờn tích tụ lại và tạo thành mụn trứng cá bọc.

2.2. Vi khuẩn P.ance

Vi khuẩn  P.ance gây mụn trứng cá bọc

Vi khuẩn P.ance gây mụn trứng cá bọc

Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) vốn có sẵn trong nang lông tuyến bã và không gây hại cho da ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên khi chất nhờn tích tụ quá nhiều ở nang lông, một số yếu tố khác tác động làm miệng nang lông bị bít kín. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm nhân mụn, hình thành mụn trứng cá bọc.

2.3. Lạm dụng mỹ phẩm

Tình trạng này khiến mụn nổi nhiều hơn, lỗ chân lông bị bí, phình to và tăng tiết bã nhờn tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào từ đó tạo thành mụn. Bên cạnh đó, dùng mỹ phẩm không hợp da cũng làm da hoặc mỹ phẩm kém chất lượng cũng làm da bị kích ứng và nổi mụn.

2.4. Thói quen sinh hoạt và làm việc

Duy trì những thói quen sinh hoạt không đảm bảo khoa học có thể dẫn đến rối loạn hormone nội tiết và kích thích sự tăng tiết bã nhờn trên da. Có thể kể đến như:như thức khuya nhiều, chế độ dinh dưỡng không phong phú, sử dụng các chất kích thích hoặc đồ ăn cay…  Những yếu tố này tạo cơ hội thuận lợi cho mụn sinh sôi nảy nở.

2.5. Tác nhân bên ngoài môi trường

Tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi cũng là nguyên nhân khiến da bị tổn thương và hình thành các nốt mụn trứng cá bọc.

Khói bụi - nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc

Khói bụi – nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bọc (Ảnh: Internet)

3. Những đối tượng có nguy cơ cao với mụn trứng cá bọc

3.1. Người làm việc văn phòng

Đây là nhóm người phải thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại. Điều này khiến cho da mặt dễ bị nóng, tiết nhiều mồ hôi, ảnh hưởng của tia bức xạ… nên da dễ yếu đi và nổi mụn.

3.2. Người trong độ tuổi vị thành niên

Do độ tuổi này thường xuyên thay đổi tâm sinh lý, sinh hoạt không khoa học nên hormone dễ bị rối loạn và xuất hiện mụn trứng cá bọc.

3.3. Phụ nữ mang thai và đang trong thời kì kinh nguyệt

Giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho hormone mất cân bằng. Bởi vậy da sản sinh ra nhiều chất nhờn và dễ xuất hiện mụn trứng cá bọc.

3.4. Người có làn da dầu

Những người này thường có lượng chất nhờn da bài tiết cao hơn người bình thường nên khi vệ sinh da thiếu sạch sẽ chính là yếu tố nguy cơ cao gây viêm nhiễm và nổi mụn.

3.5. Người phải dùng thuốc trong thời gian dài

Có nhiều loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài sẽ tạo áp lực cho gan từ đó khiến chất độc khó đào thải hết ra bên ngoài, chúng tích tụ lại và bài tiết qua da. Đây chính là nguyên nhân gây mụn trứng cá bọc ở nhiều người.

Lạm dụng thuốc giảm đau gây mụn trứng cá bọc

Lạm dụng thuốc giảm đau gây mụn trứng cá bọc (Ảnh: Internet)


Cách trị mụn dức điểm? Trị mụn sưng đỏ tại nhà


Để điều trị tận gốc mụn trứng cá bọc bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh và cách điều trị theo phác đồ điều trị mụn của bác sĩ da liễu.

Để điều trị mụn trứng cá bọc, bạn cần lưu ý:

– Rửa sạch mặt 3 lần 1 ngày.

Rửa mặt sạch giúp điều trị mụn trứng cá bọc

Rửa mặt sạch giúp điều trị mụn trứng cá bọc (Ảnh: Internet)

– Dùng máy hút mụn chuyên dụng, hút các mụn và cồi cám, cồi mụn ra, không nên nặn, nặn sẽ làm thâm đen vùng da nặn.

- Dùng nước tonic, nước muối mua tại nhà thuốc, rửa sạch lại khuôn mặt. Sau khi rửa mặt.

– Dùng giấy thấm dầu sau 3 – 4 tiếng 1 lần.

– Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin cần thiết cho da. ( Chú ý, hoa quả loại tính hàn như cà chua, dưa leo, dưa hấu, dưa gan... không nên ăn Vú sữa, sum ba chê, quả na...)

– Hạn chế trang điểm.

Trong khi điều trị mụn trứng cá bọc nên hạn chế trang điểm

Trong khi điều trị mụn trứng cá bọc nên hạn chế trang điểm (Ảnh: Internet)

– Kiêng rượu bia hay các chất kích thích. Kiêng ăn nhiều đồ ngọt,

– Tránh thức đêm và giữ cho da luôn luôn sạch.

– Dùng nón, khẩu trang khi ra đường để tránh bụi bẩn và vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào da.

– Không dùng tay hoặc các dụng cụ nặn mụn để nặn trứng cá. Việc làm này chỉ làm da của bạn bị tổn thương và lâu khỏi mụn hơn.

Các biện pháp này nếu bạn tuân thủ nghiêm túc thì bạn sẽ có một làn da tươi trẻ và đầy sức sống.


Cảm ơn khách hàng luôn tin tưởng cùng chặn đường phát triển của alocares.com   .Chúng tôi càng nỗ lực hơn nữa cho sự hài lòng của khách hàng.