10 Máy Đo Huyết Áp tốt nhất hiện nay (Tư vấn mua 2020)

10 Máy Đo Huyết Áp tốt nhất hiện nay (Tư vấn mua 2020)

Máy đo huyết áp giúp chúng ta theo dõi chỉ số huyết áp cũng như tim mạch hằng ngày. Có rất nhiều loại máy đo huyết áp khác nhau như loại cổ tay, bắp tay hay loại cánh tay đến từ các thương hiệu như Omron của Nhật Bản, Beurer của Đức hay Medilife, có thể bạn đang phân vân không biết nên mua của hãng nào hay máy đo huyết áp loại nào tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình?

Hiện nay, bạn còn có thể kết nối máy đo huyết áp với điện thoại thông minh để quản lý dữ liệu một cách thuận tiện. Trong bài viết này, mybest sẽ giới thiệu cách chọn mua máy đo huyết áp. Đừng quên tham khảo thêm những sản phẩm tốt nhất được ưa chuộng, đi kèm với cách sử dụng máy đo huyết áp đúng cách ở phần cuối bài viết nhé.
 
  • Thông tin mới nhất: 07-11-2019
  • 5.484 Lượng viewMục Lục
  • Cách Chọn Máy Đo Huyết Áp
  • Top 10 Máy Đo Huyết Áp tốt nhất được ưa chuộng (Tư vấn mua)
  • Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Đúng Cách
  • Lời Kết

Cách Chọn Máy Đo Huyết Áp

Để lựa chọn máy đo huyết áp phù hợp, bạn cần nắm vững ưu, nhược điểm của từng loại máy với các phương pháp đo lường và các tính năng hữu ích. Chúng ta hãy quan sát độ chính xác và những tính năng tiện ích của máy và cùng tìm một sản phẩm

Biết Ưu, Nhược Điểm Từng Loại Về Vị Trí Đo Và Cách Đo

Đối với máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, bạn có thể lựa chọn một trong ba loại máy: loại đo ở cổ tay, loại bắp tay và loại cánh tay. Mỗi loại có từng ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy hãy lựa chọn máy phù hợp với cách sử dụng của bạn.

Máy Huyết Áp Đo Cổ Tay: Dễ Dàng Mang Theo, Giá Phải Chăng

Máy Huyết Áp Đo Cổ Tay: Dễ Dàng Mang Theo, Giá Phải Chăng
Nếu bạn muốn sử dụng máy đo huyết áp khi đi du lịch hoặc khi đi ra ngoài, bạn có thể lựa chọn máy đo huyết áp cổ tay, với phương pháp đo lường tương đối chính xác. Với thiết kế nhỏ gọn và một giá thành hợp lý, cũng như lưu trữ dễ dàng, bạn có thể đo lường huyết áp thông qua cổ tay của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, máy đo huyết áp cổ tay cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, kết quả đo lường ở cổ tay sẽ có giá trị cao hơn và độ chính xác thấp hơn so với các loại máy đo ở bắp tay và cánh tay. Do đó, để đo chính xác nhất có thể, hãy tham khảo thêm ở phần cuối bài viết, về cách sử dụng máy đo cổ tay đúng cách.

Máy Đo Huyết Áp Đo Bắp Tay: Đo Lường Gần Chính Xác

Máy Đo Huyết Áp Đo Bắp Tay: Đo Lường Gần Chính Xác
Máy đo huyết áp bắp tay đo lường với một vòng bít, quấn quanh phần bắp tay, với kết quả đo lường chính xác cao và giá thành phải chăng. Với loại máy này, bạn sẽ có kết quả chính xác hơn so với loại máy đo cổ tay.
Máy đo huyết áp bắp tay phổ biến, dễ sử dụng đối với mọi người và thường được sử dụng tại các bệnh viện hay cơ sở y tế. Tuy nhiên, máy có thể sẽ khiến bạn gặp chút khó khăn, khi cần bơm hơi ở vòng bít bắp tay, hay sử dụng các loại máy cao cấp, do đó hãy xem xét loại máy đo cánh tay tiếp theo nhé.

Máy Đo Huyết Áp Spot Arm: Đo Lường Chính Xác Nhất

Máy Đo Huyết Áp Spot Arm: Đo Lường Chính Xác Nhất
Máy đo huyết áp Spot Arm có kết quả đo lường chính xác nhất trong ba loại máy đo huyết áp sử dụng tại nhà. Tuy loại này chưa phổ biến ở Việt Nam. Bạn chỉ cần đặt máy trên bàn và đặt cánh tay của mình vào máy là có thể kiểm tra chính xác huyết áp với vị trí khá chính xác mà không xảy ra bất kì lỗi đo lường nào. Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra huyết áp hàng ngày, loại máy này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Đồng thời, bạn không cần lo lắng về việc phải bơm hơi như máy bắp tay hay bối rối trước các dòng máy cao cấp. Điểm bất lợi duy nhất của máy đo cánh tay là kích thước lớn và giá thành cao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đo huyết áp chính xác nhất hàng ngày, máy đo huyết áp cánh tay sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất nhé.

Báo Mức Huyết Áp Trung Bình, Giúp Phát Hiện, Điều Trị Sớm

Báo Mức Huyết Áp Trung Bình, Giúp Phát Hiện, Điều Trị Sớm
Nếu bạn muốn ngăn ngừa tình trạng đột quỵ hay suy tim khi kiểm tra huyết áp cao vào buổi sáng, một màn hình hiển thị cột báo mức huyết áp trung bình sẽ giúp bạn dễ dàng biết được điều này.
Do các triệu chứng bất thường của não hay tim mạch thường xảy ra vào buổi sáng, nên những người có bệnh huyết áp cao cần hết sức lưu ý. Vào ban đêm, các bệnh lý cũng có ít khả năng xảy ra, nhưng nó có thể liên quan thêm đến thận và tiểu đường. Do đó, chúng ta cần theo dõi cụ thể tình trạng sức khoẻ của bản thân.
Vì vậy, nếu bạn ghi chú các kết quả đo lường huyết áp trong khoảng thời gian nhất định với các chỉ số trung bình của buổi sáng và buổi tối được hiển thị trên màn hình, bạn có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan nhé.

Chọn Kích Thước Vòng Bít Phù Hợp Bạn

Chọn Kích Thước Vòng Bít Phù Hợp Bạn
Cho dù bạn lựa chọn kiểu máy đo huyết áp nào, vòng bít phồng lên sẽ tạo áp lực lên cánh tay và đo huyết áp chính xác. Bạn cần lựa chọn kích thước vòng bít phù hợp với kích thước cổ tay, bắp tay hay cánh tay của bạn. Ví dụ, đối với máy đo bắp tay, nếu phần vòng bít bị lỏng, bạn sẽ không đo lường chính xác, nên bạn cần lựa chọn máy có vòng bít phù hợp với kích thước bắp tay của bạn.
Nếu bạn lựa chọn máy đo cổ tay, bạn có thể chọn kích thước từ 13-20 cm, 20-32 cm đối với máy đo ở bắp tay. Kích thước này phù hợp với đa số mọi người, tuy nhiên nếu bạn có phần bắp tay, hay cánh tay to hơn, bạn cần cân nhắc để lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, đối với loại máy có thể thay đổi vòng bít, bạn có thể thay đổi kích thước để phù hợp với bạn nhé.

Tiện Lợi Hơn Với Chế Độ Thông Báo Tư Thế và Máy Bị Lỏng

Tiện Lợi Hơn Với Chế Độ Thông Báo Tư Thế và Máy Bị Lỏng
Nếu vòng bít bị lỏng, hoặc khi tư thế của bạn không chính xác, bạn sẽ không thể đo đúng được. Tuy nhiên, rất khó có thể biết được mình có đang ngồi đúng tư thế hay không. Do đó, với máy đo có chức năng thông báo tư thế đo đúng hay sai được hiển thị trên màn hình sẽ giúp bạn tự điều chỉnh để có kết quả đo lường chính xác nhất.
Đặc biệt, đối với máy đo bắp tay, chức năng thông báo tư thế đúng hay thông báo nếu vòng bít bị lỏng còn giúp bạn đo chính xác hơn.

Nguồn Điện AC Hay Pin? Chọn Loại Máy Dùng Được Cả Hai

Nguồn Điện AC Hay Pin? Chọn Loại Máy Dùng Được Cả Hai
Máy đo huyết áp sử dụng nguồn điện AC sạc điện từ ổ cắm hoặc pin. Nếu bạn sử dụng máy tại nhà, bạn có thể lựa chọn máy sử dụng nguồn điện AC, trong khi đó loại máy dùng pin sạc sẽ thích hợp khi bạn đi ra ngoài hay đi du lịch thuận tiện. Đặc biệt, loại máy sử dụng tích hợp cả nguồn điện và pin sạc sẽ ưu việt hơn nhé. Nếu bạn dùng trong cả hai trường hợp thì bạn nên dùng với cả hai model.

Chức Năng Quản Lý Người Dùng Cho Sử Dụng Trong Gia Đình

Chức Năng Quản Lý Người Dùng Cho Sử Dụng Trong Gia Đình
Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp cho tất cả thành viên trong gia đình, thì chức năng quản lý người dùng sẽ rất thuận tiện. Chức năng quản lý không chỉ ghi lại kết quả đo lường của từng người, mà còn có thể giúp bạn so sánh và quản lý chỉ số huyết áp của mọi thành viên trong gia đình. Hiện nay, một số loại máy cho phép 2 người dùng, thậm chí 4 người cùng sử dụng đồng thời nhé.

Kết Nối Với Smartphone, Máy Tính Giúp Dễ Quản Lý, Phân Tích

Kết Nối Với Smartphone, Máy Tính Giúp Dễ Quản Lý, Phân Tích
Ngoài ra, đối với những người đo huyết áp mỗi ngày, bạn nên lựa chọn máy đo huyết áp có chức năng kết nối với điện thoại thông minh hay laptop, để dễ dàng quản lý mọi thông tin trên điện thoại di động hay chia sẻ dữ liệu với bác sĩ gia đình một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Máy đo huyết áp thông thường có thể ghi lại một số dữ liệu, nhưng nếu kết nối với điện thoại thông minh, bạn có thể lưu trữ nhiều kết quả hơn, thậm chí có thể phân tích chỉ số huyết áp thông qua đồ thị minh họa. Việc ghi chú dữ liệu huyết áp mỗi ngày cũng trở nên đơn giản hơn.
Tuy nhiên, khi kết nối với điện thoại thông minh, kết quả đo lường sẽ được chuyển đổi theo các phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào các sản phẩm kết nối như Bluetooth, NFC, USB…, vì vậy bạn cần lựa chọn loại máy đo dễ sử dụng và phù hợp với điện thoại của bạn nếu bạn cần tính năng nhé.
 

Top 10 Máy Đo Huyết Áp tốt nhất được ưa chuộng (Tư vấn mua)

Ngay bây giờ, hãy cùng tham khảo những chiếc máy đo huyết áp tốt nhất được ưa chuộng nhé.
10. Aoberst Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Màn Hình LCD Cỡ Lớn (10.3x8x12.9 cm) 1

10. Aoberst Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Màn Hình LCD Cỡ Lớn (10.3x8x12.9 cm)

850.000 VNĐ


9. Dr.Kare Máy Đo Huyết Áp Điện Tử Bắp Tay Medikare-DK79+ (9.4×13.8×4 cm – Vòng Bít 22-33 cm) 1

8. ALPK2 Máy Đo Huyết Áp Cổ Tay Cao Cấp Tự Động Hoàn Toàn K2-233 (7×2.7×7 cm – Vòng Đeo 12.5-22.5 cm) 1



7. Beurer Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Cảm Ứng Beurer BM58 1


7. Beurer Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Cảm Ứng Beurer BM58

6. Fora Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Không Dây Diamond Cuff BP (14.5×6.45×2.96 cm – Vòng Bít 24-43 cm) 1

5. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay HEM-7320 (12.4x9x16.1 cm Vòng Bít 22-32 cm) 1

5. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay HEM-7320 (12.4x9x16.1 cm Vòng Bít 22-32 cm)



4. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron HEM-7130 1

4. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron HEM-7130

3. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron HEM-8712 1

3. Omron Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Omron HEM-8712

2. Medilife Máy Đo Huyết Áp Cổ Tay Tự Động Công nghệ Kỹ Thuật Số Medilife MBP – U60C 1

2. Medilife Máy Đo Huyết Áp Cổ Tay Tự Động Công nghệ Kỹ Thuật Số Medilife MBP – U60C

1. Lanaform Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay ABPM-100 (Vòng Bít 22-30 cm) 1

1. Lanaform Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay ABPM-100 (Vòng Bít 22-30 cm)

Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Đúng Cách

Sử Dụng Máy Đo Huyết Áp Đúng Cách
Trước khi đo, bạn đừng quên đi vệ sinh, và ngồi đo trong trạng thái thư giãn. Khi bạn đo bằng máy cổ tay, bạn cần có tư thế đúng sao cho vị trí cánh tay và cổ tay của bạn phải nằm ngang với vị trí của tim. Trong khi đo lường, bạn hãy cẩn thận để không thay đổi chiều cao máy đo cổ tay, cho đến khi hoàn thành, bởi loại máy này sẽ thay đổi kết quả đo lường, đối với từng vị trí của cơ thể.
Ngoài ra, máy đo huyết áp dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phòng, nên nhiệt độ phòng lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 20°C. Đồng thời, để đo huyết áp thường xuyên, bạn cần đo hai lần trong một ngày, sáng và tối, để có thể xác định chỉ số huyết áp trung bình một cách chính xác.